Năm 2011, xuất khẩu dăm gỗ của cả nước thiết lập kỷ lục với 5,4 triệu tấn, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất thế giới. Xuất khẩu dăm gỗ bạch đàn và gỗ keo lai Việt Nam đã tăng gấp hơn 10 lần trong một thập kỷ vừa qua. Năm 2001, cả nước chỉ xuất khẩu 400.000 tấn dăm gỗ nhưng đến năm 2011, đã tăng thêm 5 triệu tấn so với khởi điểm. Lượng xuất khẩu trong năm 2011 cao hơn 36% so với năm 2010 và tăng gấp ba lần kể từ năm 2007. Australia là nhà cung cấp dăm gỗ lớn nhất trên thế giới trong gần 20 năm qua đã phải nhường vị trí này cho Việt Nam với các lô hàng chiếm khoảng 20% lượng giao dịch trên toàn cầu năm 2011.
Việc sản xuất và xuất khẩu gỗ dăm mang lại nhiều lợi ích cho xã hội ví dụ như việc tận thu được những thứ phẩm của cây gỗ như cây cong, vênh, nứt tét, phần ngọn cây dưới đường kính dưới 10cm mà các nhà máy chế biến không sử dụng; thúc đẩy thâm canh luân canh trên mảnh đất rừng trồng, tăng thu nhập cho người nông dân lao động, tận thu, biến thứ phẩm của cây gỗ rừng trồng thành USD thu về cho đất nước, có lợi cho doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực này.
Silopcorp ngày nay đang vận hành 3 nhà máy chế biến gỗ dăm phục vụ xuất khẩu.
Năm 2010 doanh thu từ xuất khẩu gỗ dăm đạt 15.000.000 USD.
Năm 2011 doanh thu từ xuất khẩu gỗ dăm ước đạt 19.000.000 USD.
Thực hiện xuất khẩu gỗ dăm năm 2012 đạt 25 triệu USD.
Năm 2013: dự kiến sản lượng đạt 250.000 tấn khô (BDMT) tương đương gần 400.000 tấn tươi, kim nghạch dự kiến 35 triệu USD.
Nguồn cung cấp nguyên liệu: Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng tàu, Tây Ninh, Lâm Đồng, Cà Mau, Kiên giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hoà Bình.
Các thị trường chính: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc.